Trung Tâm Cứu hộ Các Loài Thực vật Nguy Cấp (TPRC)
Năm 2004, Khu bảo tồn các loài thực vật họ Ráy được mở rộng để trồng bổ sung các loài thực vật quí hiếm khác. Đó là các loài thực vật bị đe dọa [hiếm, sẽ nguy cấp, đang bị đe dọa, nguy cấp] của Vườn quốc gia Cúc Phương. Sau khi được mở rộng, khu này được đặt tên là " Trung tâm cứu hộ các loài thực vật bị đe doạ - TPRC " thay cho Khu bảo tồn các loài thực vật họ Ráy. Tại TPRC, mỗi loài được lựa chọn 30-35 cá thể để trồng bảo tồn, khoảng cách và cự ly trồng được áp dụng hợp lý để có đủ không gian cho các loài thực vật phát triển. Tình trạng bảo tồn của các loài này được xác định dựa vào tài liệu đã được công bố trong 2 cuốn sách “Tính đa dạng thực vật ở Cúc Phương" ( Phùng Ngọc Lan và cộng sự, 1996) và " Sách đỏ Việt Nam, phần II Thực vật” (1996, 2007).
Việc thành lập TPRC là phù hợp với nhiệm vụ bảo tồn chuyển vị của Vườn quốc gia Cúc Phương, cũng giống như mục tiêu cứu hộ và bảo tồn các loài linh trưởng bị nguy cấp tại Trung tâm Cứu hộ các loài linh trưởng nguy cấp (EPRC) được thành lập năm 1993 từ nguồn tài trợ của Hội Động vật học Frankfurt. TPRC bổ sung và tăng cường tiềm lực bảo tồn chuyển vị của Vườn quốc gia Cúc Phương. Bên cạnh chức năng bảo tồn nguồn gen, các loài thực vật tại TPRC còn phục vụ nhiều nhiệm vụ khác như nghiên cứu tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có tiềm năng làm thuốc phục vụ cho việc phát triển dược phẩm, như đã được thực hiện trong dự án ICBG.
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC (BCSP)
Năm 2010, ICBG Việt Nam-Lào thành lập một chương trình được gọi là "Chương trình hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học " (BCSP). Vườn quốc gia Cúc Phương đã đề xuất BCSP hỗ trợ kinh phí để tiếp tục cải thiện các điều kiện của TPRC, với nội dung " Hoàn thiện và cải thiện quản lý Trung tâm cứu hộ các loài thực vật bị đe dọa (TPRC) tại Vườn Quốc gia Cúc Phương". Sự tài trợ của BCSP góp phần bổ sung và thúc đẩy các hoạt động bảo tồn khác đang triển khai tại VQG Cúc Phương như Dự án bảo tồn các loài Hạt trần. Như vậy, TPRC có được kinh phí để tiếp tục duy trì, chăm sóc các loài đã trồng, sưu tập và trồng bổ sung các loài mới, xây dựng cơ sở dữ liệu và quan sát, thu thập dữ liệu về vật hậu cho các loài thực vật có nguy cơ bị đe dọa được gây trồng vị tại TPRC. Đến năm 2012, đã sưu tập và gây trồng được 48 loài thực vật tại TPRC.
GIÁ TRỊ CỦA TRUNG TÂM CỨU HỘ CÁC LOÀI THỰC VẬT BỊ ĐE DỌA
TPRC là một bộ sưu tập ngân hàng gen sống của các loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ bị đe dọa của Vườn quốc gia Cúc Phương. Nó thực hiện xứ mệnh bảo tồn chuyển vị các loài thực vật tại Cúc Phương. Các loài thực vật tại TPRC cũng được bảo tồn để cung cấp nguồn nguyên liệu sẵn có phục vụ nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng mà thực tế đòi hỏi, mặt khác cũng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Trong phạm vi mục tiêu nghiên cứu tìm kiếm hoạt tính dược học từ thực vật của ICBG, những loài thực vật gây trồng tại TPRC còn là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ động để phục vụ những ưu tiên nghiên cứu ban đầu. Loài Đuôi phượng - Rhaphidophora decursiva được đề cập ở trên là một ví dụ minh chứng cho ý tưởng đó.
Việc phát hiện ra các phân tử có hoạt tính sinh học từ các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa rồi bảo tồn các loài thực vật này để phục vụ phát triển dược phẩm đã trở nên rất có ý nghĩa bởi điều đó đã chỉ rõ những giá trị đích thực của các loài thực vật và càng chứng minh một cách hùng hồn rằng cần phải tiếp tục bảo tồn các loài quý hiệm đó. Trong trường hợp phát hiện được các hoạt tính sinh học có giá trị, một lượng lớn nguyên liệu tươi sẽ được thu để phụ vụ cho nghiên cứu tiếp theo, bao gồm các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng, nếu các hoạt tính đó không thể được tổng hợp nhân tạo. Trong trường hợp đó, các cây được trồng trong TPRC sẽ phục vụ như là một nguồn giống sẵn sàng cung cấp lượng đủ lớn phục vụ các các dự án trồng và phát triển các loài cây này tại cộng đồng địa phương.
Tóm lại, điều vô cùng quan trọng là cần quản lý và bảo vệ để các loài thực vật quí hiếm phát triển tốt tại Trung tâm cứu hộ các loài thực vật bị đe doạ - TPRC.
Các tin tức khác
- Tiếp Nhận Rùa Trung Bộ Từ 2 Vườn Thú Châu Âu
- Vườn quốc Gia Cúc Phương tái thả mèo rừng quý hiếm vào tự nhiên
- Chuyển giao hai loài rùa quý hiếm cho Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương Kết quả của việc nâng cao nhận thức bảo tồn từ trang mạng xã hội Facebook
- Tiếp nhận 4 cá thể Rùa từ Hạt Kiểm lâm Cam Ranh - Khánh Hòa
- TẾT TRỒNG CÂY
- TIẾP NHẬN 2 CÁ THỂ CẦY VẰN
- THI TÌM HIỂU THIÊN NHIÊN MÔI TRƯỜNG
- LỄ KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP VQG CÚC PHƯƠNG
- Đoàn Đại Sứ Quán các nước thăm quan Cúc Phương
- Tiếp nhận hai loài rùa quý
- Điều tra, đánh giá hiện trạng quần thể một số loài thực vật quan trọng tại Vườn quốc gia Cúc Phương
- Hội nghị quản lý, bảo vệ rừng
- Nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên
- Tập huấn kĩ năng nhận dạng các loài Rùa
- Rùa Sa nhân sinh sản thành công trong điều kiện nuôi nhốt
- Orchid species found at Cuc Phuong
- Voọc Cát Bà sinh sản thành công trong điều kiện nuôi nhốt ở VQG Cúc Phương
- ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ SỞ VQG CÚC PHƯƠNG
- HOA THẰN LẰN
- Begonia species found in Cuc Phuong National Park
- Quy định mức thu phí tham quan
- Tiếp nhận Voọc đen má trắng
- Hai loài Rùa (Rùa răng và Rùa đất lớn) ở TCC
- Cuốn chiếu Cúc Phương
- Nghiên cứu bảo tồn các loài Tuế miền Bắc Việt Nam
- 50 NĂM VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
- Bảo tồn đa dạng sinh học
- Bảo tàng Cúc Phương
- Tour Mới tại Cúc Phương
- Ghi nhận loài chồn mới tại Vườn Quốc gia Cúc Phương