PHÁT HIỆN MỚI VỀ LOÀI RẮN LỤC SỪNG Ở CÚC PHƯƠNG
Trong đợt khảo sát ĐDSH mới nhất vào tháng 4 năm 2015, các cán bộ khoa học của Vườn quốc gia Cúc Phương (do Lê Trọng Đạt, Nguyễn Huy Quang, Hoàng Văn Thái và cộng sự tiến hành) đã phát hiện và ghi nhận được một loài rắn mới bổ sung cho khu hệ bò sát Cúc Phương. Đó là rắn lục sừng có tên khoa học là Protobothrops cornutus (M.A. Smith, 1930).
Rắn lục sừng Protobothrops cornutus ở Vườn quốc gia Cúc Phương Ảnh: Lê Trọng Đạt
Loài rắn này thuộc họ rắn lục Viperidae. Rắn lục sừng có hình thái ngoài và hoa văn rất độc đáo. Đầu rắn có hình tam giác phân biệt rõ với cổ, mặt trên đầu phủ vảy nhỏ. Mắt nhỏ, lồi, con ngươi dẹp dọc và hốc má không to, rõ rệt như những loài rắn lục khác. Đặc biệt hơn cả là các vảy trên mí mắt phát triển thành một đôi sừng làm cho chiếc đầu có một hình thù kỳ dị. Cơ thể có màu xám nâu, với những hoa văn đối xứng sẫm màu gần giống với màu của cành khô và lá mục trong rừng. Thân thuôn dài, mặt bên có những đốm lớn cách đều. Bụng có màu xám nhạt với những đốm sẫm nhỏ, rải rác đều từ đầu tới cuối. Đuôi mảnh, đoạn chóp có màu vàng nhạt. Chiều dài cơ thể khoảng 50 cm.
Chiếc đầu có hình dạng đặc biệt của Rắn lục sừng Protobothrops cornutus Ảnh: Lê Trọng Đạt
Tại Việt Nam rắn lục sừng trước đây mới chỉ được ghi nhận tại một vài địa điểm như: Sa Pa (Lào Cai); Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) và Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)... Còn trên thế giới, gần đây mới ghi nhận được tại một điểm duy nhất ở vùng núi Wuzhishan thuộc tỉnh Quảng Đông giáp với biên giới Việt Nam.
Do vậy đây là một phát hiện khoa học mới bổ sung về vùng phân bố của loài rắn quý hiếm này mà các nghiên cứu trước đây chưa ghi nhận được. Phát hiện mới này cho thấy tiềm năng về đa dạng sinh học, sự tồn tại của những loài mới không chỉ riêng ở Cúc Phương mà còn ở Việt Nam còn rất lớn. Đồng thời bổ sung kiến thức, hiểu biết mới hơn về vùng phân bố của các loài đã được ghi nhận trước đây.
Các tin tức khác
- VQG CÚC PHƯƠNG THÔNG BÁO XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC NĂM 2016
- Điểm sáng Cúc Phương trong công tác cứu hộ Rùa đầu to
- Cứ hộ thành công Tê tê vàng và Rùa đầu to
- Vườn quốc gia Cúc Phương cứu hộ cá thể Cầy vằn đầu tiên sau 14 năm
- Nâng cấp phòng nghỉ tại Cúc Phương
- Tác phẩm mới: Cúc Phương một tình yêu
- Lễ khai trương Trung tâm Giáo dục và Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê
- TẾT TRỒNG CÂY 2016
- Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và lao động năm 2016
- Nữ bộ trưởng Mỹ vào rừng Cúc Phương tìm hiểu bảo tồn động vật
- HỘI NGHỊ BIỂU DƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN NĂM 2015
- ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ VQG CÚC PHƯƠNG NHIỆM KỲ 2015 - 2020
- TẾT TRỒNG CÂY 2015
- Chung tay chăm lo Tết cho người nghèo ở xã Cúc Phương
- HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ LAO ĐỘNG NĂM 2015
- HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ LINH TRƯỞNG
- Vườn quốc gia Cúc Phương tái thả Cầy vòi hương về rừng
- Lễ ký kết hợp tác triển khai dự án
- HỘI THẢO TẬP HUẤN NGĂN NGỪA VÀ KIỂM SOÁT SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI
- Chuyển giao bốn cá thể rùa Sa nhân bản địa Cúc Phuong cho Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương (TCC)
- LỄ KÝ KẾT GIAO ƯỚC THI ĐUA NĂM 2014
- ĐẠI HỘI ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VQG CÚC PHƯƠNG NHIỆM KỲ 2014 – 2017
- TẾT TRỒNG CÂY ĐẦU NĂM 2014
- Ngăn ngừa và quản lý sinh vật ngoại lai ở Cúc Phương
- Tiếp nhận 12 cá thể cu li lớn
- Xuân Bắc thăm Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương
- Tập Huấn Hướng Dẫn Viên
- Tiếp Nhận Rùa Trung Bộ Từ 2 Vườn Thú Châu Âu
- Vườn quốc Gia Cúc Phương tái thả mèo rừng quý hiếm vào tự nhiên
- Chuyển giao hai loài rùa quý hiếm cho Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương Kết quả của việc nâng cao nhận thức bảo tồn từ trang mạng xã hội Facebook